Người Việt ‘‘khâm phục’’ người Nhật trong khủng hoảng

 
Người Việt ‘‘khâm phục’’ người Nhật trong khủng hoảng
 
Nhật Bản đang cố gắng đối phó những thiệt hại do động đất và các trục trặc tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima.
 
Số người chết được xác nhận qua thiên tai động đất và sóng thần tại Nhật nay là 5.600.
 
Hơn 9.500 người vẫn được coi là mất tích, hàng chục ngàn người đang buộc phải lưu trú tại nơi ở tạm.
 
Quốc tế vẫn lo ngại phóng xạ thoát ra ngoài từ các lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân.
 
Trong cơn khủng hoảng chưa được giải quyết này, nhiều người Việt Nam trong và ngoài Nhật Bản bày tỏ sự khâm phục trước tính cách người Nhật.
 
Kỷ luật, trật tự, không náo loạn
 
Tiến sĩ Nguyễn Đình Đăng, làm tại viện RIKEN, Viện nghiên cứu Lý-Hóa của Nhật Bản, nói với BBC hôm 17/03:
 
"Tôi rất ngạc nhiên và khâm phục vì người Nhật rất bình tĩnh và trật tự. Họ không náo loạn, mà bình tĩnh theo dõi thông tin. Họ làm mọi biện pháp như đã được huấn luyện để tránh động đất, ví dụ chui dưới gầm bàn, vân vân."
 
"Điều thứ hai, họ là dân tộc rất có kỷ luật. Những ai đang làm nhiệm vụ đều có trách nhiệm. Sau khi có động đất, tôi thấy các dịch vụ bán hàng, lái tàu, vẫn làm đúng nhiệm vụ như bình thường."
 
Ông Đăng, người cũng viết trên về Nhật Bản, đất nước mà ông gọi là "thực sự vĩ đại", kể thêm:
 
"Hay chuyện giao thông, để tiết kiệm điện, người ta phải cắt bớt số chuyến tàu. Từ chỗ tôi vào Tokyo bình thường có ba chuyến tàu, bây giờ cắt chỉ còn một. Người Nhật vẫn kiên nhẫn; họ biết tàu ít đi thì xếp hàng, không chen lấn. Tôi nghe con gái một anh bạn ở chỗ khác kể, phải xếp hàng hai tiếng để lên được tàu, nhưng họ rất trật tự. Không có cảm giác người này xô đẩy, la ó người khác. Đó là điều rất đáng khâm phục mà không biết là mình có học tập được không."
 
Hiện trên các trang mạng tiếng Việt cũng lưu truyền thư của ông Hà Minh Thành, người Việt làm cảnh sát ở Fukushima, để về các tấm gương hy sinh của người Nhật, kể cả trẻ em, sau thiên tai.
 
Khi đi lo cứu trợ nạn nhân động đất và sóng thần, ông Thành gặp một em nhỏ chín tuổi, người Nhật, cha mẹ đã mất.
 
Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã có thể dạy người từng có bằng tiến sĩ như tôi một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất.
 
Ông Hà Minh Thành viết:
 
"Vô tình bao lương khô khẩu phần ăn tối của tôi bị rơi ra ngoài, tôi nhặt lên đưa cho nó và nói: " Đợi tới phiên của con chắc hết thức ăn, khẩu phần của chú đó, chú ăn rồi, con ăn đi cho đỡ đói". Thằng bé nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm ơn. Tôi nghĩ bình thường tưởng nó sẽ ăn ngấu nghiến ngay lúc đó nhưng không phải, nó ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để bao lương khô vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi lại quay lại xếp hàng.
 
"Tôi sửng sốt và ngạc nhiên vô cùng, mới hỏi nó tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Nó trả lời: "Bởi vì còn có nhiều ng ười chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ."
 
Ông Hà Minh Thành viết tiếp:
 
"Tôi nghe xong vội quay mặt đi chỗ khác khóc để nó và mọi người đang xếp hàng không nhìn thấy. Thật cảm động. Không ngờ một đứa nhỏ 9 tuổi mới học lớp 3 đã có thể dạy người từng có bằng tiến sĩ như tôi một bài học làm người trong lúc khốn khó nhất. Một bài học vô cùng cảm động về sự hy sinh."
 
Một số báo ở Việt Nam cũng khen người Nhật bình tĩnh, có kỷ luật, công dân nhận hàng cứu tế của nhà nước một cách trật tự, trong cảnh thử thách, thiên tai dồn dập.
Để so sánh, báo Sài gòn Tiếp Thị Bấm tường thuật sau trận mưa lụt ở miền Trung, xuất hiện cảnh giành hàng cứu trợ, kiện cáo, tố cáo nhau nhận nhiều hay ít.
 
Nói với BBC, giáo sư Augustine Hà Tôn Vinh, giám đốc tổ hợp giáo dục Stellar Management ở Việt Nam, bình luận cung cách đối xử của người Nhật xuất phát từ hai lợi thế, đó là văn hóa và giáo dục.
 
"Không thể tưởng tượng có một lối ứng xử đặc biệt như thế. Mọi người vẫn bình thản, xếp hàng, vẫn nhường nhau. Điều đó không thể xảy ra ở một nước không có văn hóa."
 
Quá trình hiện đại hóa và trở thành lớn mạnh của Nhật Bản, đặc biệt từ sau tro tàn Thế chiến 1945, từ lâu vẫn làm nhiều người Việt Nam khâm phục và muốn tìm hiểu, mà điển hình là phong trào Đông Du đầu thế kỷ 20.
 
Những câu chuyện mới nhất về cách ứng xử của người Nhật giữa khủng hoảng hiện nay dường như lại càng làm người Việt suy nghĩ và tự hỏi điều gì xảy ra nếu Việt Nam đối diện sự kiện tương tự.
 
- Nguyễn Đình Đăng (theo BBC)
 
 
Nghĩa Sinh
(22/03/2011 - 24825 lượt xem)

Các bài viết khác cùng tác giả Nghĩa Sinh
8 - Vì sao lá đổi màu vào mùa thu? (15/11/2011 - 21327 lượt xem)
10 - Mười tật xấu của người mình... (07/11/2011 - 22498 lượt xem)
11 - Ở Mỹ trái tim lạnh cái đầu nóng? (01/11/2011 - 22185 lượt xem)
20 - Nghĩa Sinh: 50 năm thiện nguyện (10/10/2011 - 22379 lượt xem)
53 - GIÁO DỤC HÔM NAY CHO NGÀY MAI (12/07/2011 - 21717 lượt xem)
55 - Nghĩa Sinh gặp lại nhau sau 38 năm (02/07/2011 - 22742 lượt xem)
61 - Con để dành phòng khi đau ốm... (12/05/2011 - 24305 lượt xem)
62 - Chúc mừng Ngày Từ Mẫu: Ngày 8-5-2011 (06/05/2011 - 23227 lượt xem)
72 - Năm Cách Sống Khỏe Tinh Thần (04/04/2011 - 23740 lượt xem)
75 - Tự do - Công lý - Hoà bình (27/03/2011 - 24472 lượt xem)
80 - Trên 12 ngàn tấm hình cổ quý (09/03/2011 - 20982 lượt xem)
81 - Thơ Mừng Ngày Quốc Tế Phụ Nữ (07/03/2011 - 24456 lượt xem)
82 - Nghĩa Sinh và Tôi (21/02/2011 - 23027 lượt xem)
87 - Ý nghĩa Tết Nguyên Đán (26/01/2011 - 24342 lượt xem)
89 - XUÂN VIỆT (21/01/2011 - 20989 lượt xem)
97 - Noel 1983: Luận về từ “Nghĩa” (16/12/2010 - 24628 lượt xem)
100 - Tổng số người Việt tại Mỹ (12/12/2010 - 25772 lượt xem)
114 - Tình thương không lời (23/08/2010 - 24160 lượt xem)
116 - Đi tìm Hạnh Phúc (18/08/2010 - 24044 lượt xem)
117 - LỜI CẢM TẠ NGHĨA SINH (13/08/2010 - 23780 lượt xem)
120 - Nghĩa Sinh Chicago phân ưu (05/08/2010 - 23719 lượt xem)
121 - Nghĩa Sinh Phước Tuy phân ưu (04/08/2010 - 22993 lượt xem)
124 - Phi cơ bay không cần xăng (29/07/2010 - 23370 lượt xem)
130 - Thư Cám Ơn Nghĩa Sinh (20/07/2010 - 25520 lượt xem)
131 - Nghĩa Sinh Chicago Phân Ưu (15/07/2010 - 29683 lượt xem)
132 - Nghĩa Sinh Phước Tuy phân ưu (15/07/2010 - 29222 lượt xem)
133 - Chúc mừng gia đình Trưởng Mai Nghĩa (05/07/2010 - 28968 lượt xem)
155 - Phân Ưu (19/02/2010 - 23971 lượt xem)
160 - Một cánh cửa hé mở cho NS ? (30/12/2009 - 26240 lượt xem)
162 - NỘI DUNG ĐÍCH THỰC CỦA GIÁNG SINH (22/12/2009 - 23621 lượt xem)
166 - THÀNH THẬT PHÂN ƯU (03/12/2009 - 25880 lượt xem)
168 - Môi trường cho tài năng Việt (17/11/2009 - 24063 lượt xem)
170 - MÓN QUÀ MỘT NỬA (09/11/2009 - 22733 lượt xem)
171 - Chúc mừng Sinh nhật 40 của Internet (31/10/2009 - 25539 lượt xem)
185 - Bàn Tay Nhân Ái (28/08/2009 - 25636 lượt xem)
186 - Người ấy là ai ? (22/08/2009 - 23028 lượt xem)
204 - Chúc mừng Trung Tâm Nghĩa Việt (26/06/2009 - 23245 lượt xem)
208 - Đáp lời kêu gọi thiện nghĩa (16/06/2009 - 22196 lượt xem)
231 - Mười cách để vui sống (11/02/2009 - 24510 lượt xem)
232 - Làm Sao Đọc Được Chữ Việt ? (11/02/2009 - 22057 lượt xem)
233 - Niềm Vui Họp Mặt Nghĩa Sinh (08/02/2009 - 18209 lượt xem)
235 - Thông Tin về Dự Án Trường Nghĩa Sinh (04/02/2009 - 22216 lượt xem)
236 - Sống Hùng Chúc Tết Nghĩa Sinh (02/02/2009 - 23369 lượt xem)
242 - Thông Tin về Dự Án Trường Nghĩa Sinh (16/01/2009 - 21628 lượt xem)
244 - Hoạt Động NS Chicago Ngày 24-1-2009 (09/01/2009 - 24263 lượt xem)
249 - MỪNG CHÚC GIÁNG SINH & NĂM MỚI (24/12/2008 - 24636 lượt xem)
253 - Bài thơ tặng cha mẹ (13/12/2008 - 25384 lượt xem)
254 - CHÚC MỪNG LỄ TẠ ƠN 2008 ! (27/11/2008 - 22068 lượt xem)
257 - GƯƠNG SÁNG NGHĨA SINH PBN (15/10/2008 - 23910 lượt xem)
259 - CHÚC-MỪNG SINH-NHẬT NSPT (08/10/2008 - 22379 lượt xem)
260 - CHÚC MỪNG NS SỐNG HÙNG [Lệ Dung] (08/10/2008 - 24422 lượt xem)
285 - Bảy Bông Sen Vàng [Seven Golden Lotuses] (25/07/2008 - 24319 lượt xem)
307 - 25th NghiaSinh Thanksgiving Celebration (06/05/2008 - 24343 lượt xem)